Đá mài gồm mấy loại? Có phải dùng loại nào cũng tốt như nhau? Dao nhà bạn thích hợp với loại nào? Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến sản phẩm này.
Cam kết tổng thành tiền khi mua văn phòng phẩm tại Phúc Thịnh luôn rẽ hơn nhà cung cấp khác từ 10% đến 15%
⇒Giá đã cực rẽ, ngay hôm nay có thêm chương trình đặc biệt ưu đãi.
****Số lượng có hạn – tuỳ theo giá trị đơn hàng đặt mua hôm nay chỉ với 5 người – sẽ được giảm giá thêm 5%
Thằng bạn tôi vừa mới qua nhà tôi nhờ dẫn đi mua bộ dao về dùng. Nhà nó nhiều tiền, nên những bộ dao đắt đỏ hàng triệu đồng với nó chẳng là gì cả. Tôi thì tôi không bàn về giá. Tôi thường chọn mua loại dao tầm trung phù hợp và không quên mua dụng cụ mài dao.
Tôi liền gắt nó ngay. Bởi nó vừa mở nhà hàng mà chả biết cái gì về dụng cụ nhà bếp cả. Có mấy con dao cũng qua nhờ bạn đi mua giùm. Tôi bảo nó rằng, mua dao hãng nào cũng được. Nhưng mua về mày phải biết giữ gìn, mài đúng cách thì mới sắc bén và dùng lâu được.
Nó hiểu ra vấn đề ngay các bạn ạ. Nó bảo: “Ừ thì mày cứ dẫn tao đi mua dao đi. Tiện thể tư vấn cho tao chọn mua dụng cụ mài luôn. Tao có biết cái quái gì về mấy thứ này đâu”. Ôi trời! Thằng bạn tôi nó vừa mở cái nhà hàng to chà bá mà nó bảo thế đấy.
Tôi là Huy, kỹ sư cơ khí, đang làm việc ở Công ty Cổ phần Cơ khí Toàn Cầu, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Các bạn xem thằng bạn tôi hỏi tôi những gì trên đường đi mua dao nhá.
Tại sao mày lại khuyên tao mua thêm cục đá mài dao về để dùng?
Nó hỏi thế thì có buồn cười không mọi người. Vừa nãy giờ tôi nói với nó như nước đổ đầu vịt, đổ lá khoai vậy. Tôi đành phải giải thích cho nó hiểu, mệt thật:
“Mày thích làm đầu bếp đúng không? Thế mày biết người đầu bếp trân trọng nhất đồ vật gì không? Đó là con dao đó. Bởi vì dao là công cụ để cho họ hành nghề, làm việc và kiếm tiền, thỏa mãn đam mê. Dao cũng là dụng cụ hỗ trợ làm nên bữa cơm cho gia đình.
⇒ Bạn có thể quan tâm: Dao bào mỳ – 9 điều bạn cần quan tâm khi lựa chọn sản phẩm này là gì?
Mày nên hiểu rằng việc bỏ một chút công sức ra để giữ gìn con dao cũng là cách để mày trân trọng với những người làm dao. Chắc mày chưa biết công sức và tâm huyết để làm ra mấy con dao không hề nhỏ. Họ cũng trân trọng người dùng là mày như cách tao đang bảo mày trân trọng họ vậy đó.
Vậy nên, làm ơn sắm hộ tao cục đá mài dao về cùng. Mày bỏ cả chục triệu ra để mua dao mà không biết giữ gìn gì cả. Tong khi như tao và đầy người khác chỉ dùng dao có vài trăm, thậm chí chục nghìn nhưng vẫn rất coi trọng và gìn giữ nó”.
Thế tại sao tao nên mua hòn đá mài dao mà không phải loại khác?
Ông cụ non chưa kịp nghe hết lời khuyên của tôi là đã hỏi ngay tôi câu này. Nó bảo với tôi rằng nó thấy quảng cáo trên ti vi đầy rẫy dụng cụ mài. Nhan nhản ngoài chợ cũng có hàng chục món khác nhau. Nó thích thú với việc cầm cây mài sắt xéo đi xéo lại như trên chương trình vua đầu bếp. Tôi phản bác ngay:
“Mày biết cái thanh sắt mài dao mày vừa nói đến dùng để làm gì không. Nó dùng để chỉnh lại độ sắc của dao ngay trước khi cắt, băm, chặt thực phẩm đấy. Cho nên về lâu về dài, mày chỉ dùng mỗi thanh sắt đó mỗi ngày thì dao của mày vẫn cùn thôi.
Hơn nữa, mày tìm hiểu sẽ biết, thanh sắt này chỉ dùng với dòng dao châu Âu. Còn các loại dao châu Á lại không ưa cây mài lắm. Cho nên nếu mày dùng trông có vẻ sành điệu và đẹp mắt thật đấy nhưng chả có hiệu quả gì cả.
Đó là lý do tao cứ khuyên mày mua hòn đá mài dao. Mày không tin lời khuyên của thằng bạn làm kỹ sư cơ khí như tao thì chỉ tổ thiệt thân thôi. Tin tao đi, cứ mua về dùng là biết ngay. Mày không thấy nhà tao có tận mấy cục mài đấy à. Đùa mày làm cái gì, thằng dở hơi cám lợn”.
Vậy mày nghĩ tao nên mua đá mài loại nào thì dùng tốt hả mày?
Câu hỏi này có nó có vẻ dễ nghe nhất từ đầu “chương trình” đến giờ mọi người ạ. Cuối cùng nó cũng hiểu ra vấn đề mà tôi đang muốn nhắc đến. Thôi, đằng nào cũng lãng phí nước bọt nãy giờ với nó, tôi bày cho nó cách chọn loại phù hợp luôn vậy:
“Mày đã bao giờ nghe về loại đá dầu và đá nước chưa. Nếu mày chưa nghe thì mày đánh mất tuổi thơ hồi đó với tao rồi đấy. Hồi đó tao còn trộm đá nước của bố tao mang ra suối để rèn sắc dao chặt cây chuối đó. Mày lẩm cẩm đến nơi rồi.
Nếu mày không nhớ, tao nhắc cho mày nghe. Đúng như tên gọi luôn, loại đá dầu khi sử dụng mình phải vẩy dầu lên dao. Loại đá này thì khá cứng và bền, khó mòn. Do đó, mày sử dụng sẽ được lâu bền hơn. Nhưng loại đá này làm dao không thực sự bén lắm, đặc biệt là dòng dao châu Á bởi dao như dao Nhật khá mỏng và nhẹ.
Nếu mày mua dao Nhật, tao khuyên mày nên mua đá mài nước thì hợp lý hơn. Trước khi dùng, mày đưa đá ra ngâm trước khoảng 15 phút. Đá này thì mềm hơn đá dầu, dễ mòn nhưng không đáng kể. Mày sử dụng cũng được rất lâu. Đặc biệt là dao được làm rất bén, kể cả dao Nhật hay dao Đức.
Hiện nay, loại đá mà nhà tao đang dùng cũng là loại đá nước này. Các đầu bếp nhà hàng cũng rất thích dùng loại đá này. Vì chúng có thể dùng với đủ các loại dao khác nhau. Mày còn hỏi tao gì nữa không?”.
Tao mua máy và đá mài cho máy mài 2 đá được không?
Cái thằng bạn này của tôi nó thích công nghệ lắm mọi người ạ. Nó thích cái gì hiện đại, phô trương và nhàn hạ một tí. Đi ngang chỗ hàn cơ khí, thấy người ta đang dùng máy 2 đá để giũa kim loại. Nó hỏi ngay tôi câu này. Tôi trả lời:
“Mày đúng là thích ăn sẵn. Đó là loại máy công nghiệp hai đá rồi mày ạ. Nếu mày mở xưởng rèn, hoặc cơ khí thì hẵng mua cái mày đó về dùng. Sản phẩm mà mày thấy là loại đá cứng, cực bền, chống chịu lực và nhiệt rất tốt.
Ở nhà máy của công ty tao cũng hay dùng loại này. Đá loại này cực kỳ bền luôn. Mày thấy mỗi lần đưa kim loại vào xoay là tóe lửa chưa. Nhưng lĩnh vực nhà hàng như mày không nên mua loại này làm gì cả. Không biết cách xử lý hỏng hết dao chứ đùa.”
Nó hỏi mới có 4 câu mà bọn tôi đã đi đến chỗ bán đá rồi mọi người ạ. Đây là một trong những đại lý của Văn Phòng Phẩm Phúc Thịnh. Đến nơi xem một vòng, sau khi được tư vấn, nó hỏi tôi câu hỏi bên dưới.
TAO MUA ĐÁ MÀI 2 MẶT ĐƯỢC KHÔNG?
Tôi trả lời thằng bạn luôn: “Mày hỏi như thật nhưng thực ra mày chưa biết tại sao đá loại này lại có hai mặt”. Nó cười hì hì vào mặt tôi rồi vểnh tai nghe tôi nói tiếp:
“Các loại đá có nhiều độ nhám khác nhau. Nó được tính bằng đơn vị grit. Grit càng thấp thì độ nhám càng cao và ngược lại. Cục mài 2 mặt mà mày đang xem là loại có một mặt grit thấp, một mặt grit cao. Sử dụng loại đá này theo tao rất tiện lợi.
Mày có thể dùng một cục đá này để xử lý cả nhiều loại dao cũ dao mới đều được. Khi dao đã cùn, mày sẽ xử lý nó qua bề mặt đá nhám hơn trước. Cho đến khi nào dao sắc bén hơn, mày chuyển qua mặt còn lại để xử lý tiếp, khi đó dao đảm bảo sắc ngọt.
Nhưng mày cũng đừng có lạm dụng bề mặt đá nhám hơn đấy nhé. Nếu con dao của mày đang sắc, mới mua về dùng một hai lần mà cho vào mặt nhám này là đi tong con dao luôn đó. Dao quá mỏng mà dùng với bề mặt nhám cao có thể bị mẻ dao nhé.
Cái này mày phải tự nhớ trong đầu thôi. Chứ chẳng còn cách nào khác. Nhưng tao thấy đá loại này tiện đấy. Mày không phải mua hai loại đá khác nhau. Chỉ một là đủ. Nhà tao cũng có đá loại này. Dùng rất lâu rồi nhưng vẫn còn sử dụng tốt.”
Tao thấy bề mặt khá trơn, vậy khi dùng đá mài chắc dễ trơn trượt hả?
Đúng là cái thằng không biết gì về dụng cụ nhà bếp mọi người ạ. Hèn gì nó qua rủ tôi đi mua dao cùng. Nói cả buổi sáng mà nó vẫn cứ ngu ngơ dại khở như vậy đó. Tôi đáp:
“Các loại đá bây giờ được thiết kế rất góc cạnh và phẳng. Do đó mày cứ yên tâm sử dụng. Nếu mày cứ thực hiện đúng cách thì chắc chắn không thể trơn trượt được. Tao dùng từ nhỏ mà chẳng bao giờ gặp sự cố gì cả.
Nếu mày vẫn lo sợ thì có thể dùng một miếng vải ẩm lót bên dưới. Việc đặt đá mài lên miếng vải sẽ giúp cho chúng nằm đúng vị trí khi đưa dao vào thực hiện thao tác làm sắc. Một lần nữa tao nhắc mày phải đặt mặt mịn xuống dưới trước, mặt nhám lên trên nếu muốn làm sắc những chiếc dao cùn lâu ngày đấy.”
Một hồi lâu chán chê, tôi với thằng bạn của tôi mới mua xong mấy hộp đá. Chẳng phải vì nó kén chọn mà là vì nó chẳng biết gì cả. Phiền mấy anh chị tư vấn của Phúc Thịnh phải chỉ cho từng li từng tí một thì mới thẩm thấu được. Đi mua hàng với thằng này max mệt mọi người ạ.
Mày hướng dẫn tao sử dụng đá mài cho đúng cách được không?
Đùa! Về đến nhà rồi mà nó vẫn chưa để cho tôi yên mọi người ạ. Nó bắt tôi phải làm cho nó xem. Nó bảo từ nhỏ đến giờ lâu lắm rồi nó chưa dùng đá mài. Nó quên mất cách sử dụng. Không khéo để nó dùng lại đứt tay chảy máu. Nên tôi lại phải cho nó “mục sở thị” cái tài nghệ của mình. Tôi vừa làm vừa chỉ cho nó:
“Mày nhìn nhá. Con dao của mày là con dao cũ, đã khá cùn rồi. Tao sẽ đặt viên đá có bề mịn xuống dưới khăn vải ẩm. Bề mặt nhám hơn cho lên trên. Mày tiến hành đặt dao lên bề mặt đá một góc khoảng 20 độ tùy loại dao nữa. Dùng ngón tay của mày đặt lên mặt dao. Mục đích là để kiểm soát lực đẩy.
Mày nhìn nhá. Tao ấn nhẹ, trượt lưỡi dao sao cho toàn bộ bề mặt lưỡi chà xát vào mặt đá. Nếu quen rồi mày phải thực hiện nhanh gọn, chính xác. Còn đây tao đang hướng dẫn mày nên làm chậm hơn. Khi mày thấy đá khô thì nhớ vẩy thêm nước vào nhá.
Làm xong bề nhám thì mày lật bề mịn lại. Mày thực hiện qua khoảng chục lần cho dao thực sự sắc bén, bóng nhoáng là được. Đấy, mày thử xem dao nhà mày sau khi tao mài có sắc hơn không?”.
Thằng bạn tôi nó nhìn con dao sau khi tôi mài xong mà cứ đứng trầm trồ. Nó bảo: “Sao mày hay quá vậy. Trước giờ tao dùng cây mài sắt chưa bao giờ đạt được hiệu quả như thế này. Uầy, sắc như mới luôn mày ạ.”
Phải kiểm tra dao sắc bằng cách thức nào khi sử dụng đá mài?
Nó lại tiếp tục hỏi tôi mọi người ạ. Than vãn với mọi người cho vui vậy chứ nó là bạn thân của tôi. Mỗi khi nó cần gì, hay nhờ gì tôi đều giúp. Nó cũng giống như thằng em sinh đôi của tôi vậy. Tôi giải đáp cho nó hiểu:
“Mày vào lấy cho tao một tờ giấy ra đây. Mày gập miếng giấy lại đi. Mày nhìn nhá. Tao sẽ đưa dao để cắt đoạn giấy gập này. Mày kéo chậm chậm thôi để cảm nhận xem cắt giấy có dễ dàng không. Nếu không thì mày có thể mài thêm một lúc nữa là được.
Còn nếu dao đã đủ sắc, cắt giấy rất ngọt thì mày có thể dùng công việc ở đây rồi đấy. Sao? Mày thấy đá này dùng có thích không. Quá trình sử dụng, mày phải tuân thủ đúng hướng dẫn mà tao vừa chỉ có mày đấy nhé. Nếu không đừng kêu tao qua chở đi viện để băng ngón tay là được.”
Nó gắt: “Cái miệng mày thối lắm đấy. Tao mà bị sao tao sẽ bắt đền mày. Tao thấy miếng đá mài này dùng tốt đấy. Mày mới làm qua một lượt mà tao đã thấy ưng rồi. Biết thế tao mua thêm dăm cục về để biếu bố vợ.
Cảm ơn mày nhé. Nhờ mày mà tao đã hiểu được rất nhiều về dao và cách bảo quản cho chúng sắc ngọt. Bộ dao này tao bỏ khá nhiều tiền để sắm. Với sự hỗ trợ của đá mày giới thiệu, tao tin rằng chục năm nữa dao tao mua vẫn dùng tốt.”
Còn bạn thì sao, bạn đã biết cách sử dụng đá mài chưa?
Đó! Câu chuyện cả ngày hôm nay của tôi và thằng bạn chỉ có thế thôi. Nguyên văn tôi cũng tường thuật lại cho các bạn nghe rồi đấy. Các bạn thì sao? Bạn đã biết cách sử dụng đá mài hiệu quả chưa? Hãy tiếp tục đọc phần thông tin bên dưới đây nhé.
Trên đây là chia sẻ của bạn Trịnh Văn Huy, kỹ sư cơ khí, đang làm việc ở Công ty Cổ phần Cơ khí Toàn Cầu, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Cảm ơn những tường thuật rất chi tiết của bạn về cuộc trò chuyện!
Liên hệ VPP Phúc Thịnh để mua đá mài giá tốt
Quý khách hàng đang có nhu cầu mua sắm có thể tham khảo sản phẩm đá mài và văn phòng phẩm khác tại địa chỉ website của Văn Phòng Phẩm Phúc Thịnh: https://ptphucthinh.com.
Văn Phòng Phẩm Phúc Thịnh là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc cung cấp văn phòng phẩm hiện nay trên thị trường.
Hotline 0902308802 Mr. Phong – Đặc biệt, nếu có nhu cầu mua số lượng lớn cho việc phân phối lại, hãy gọi ngay số hotline để được giá tốt nhất.
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi để được chiết khấu 10% khi mua hàng.
Đặc điểm chung của sản phẩm:
CÔNG DỤNG:
Mua được một con dao sắc không khó. Nhưng để giữ cho chúng luôn bén ngọt trong suốt quá trình sử dụng không phải là điều dễ dàng. Để làm được điều này, không thể thiếu dụng cụ mài dao chuyên nghiệp và dễ thực hiện. Đó là sản phẩm nào?
Các bạn có thể sử dụng cây mài dao bằng thép để làm sắc dao trước khi dùng. Nhưng sử dụng lâu ngày dao cũng sẽ bị mòn đi. Đây chỉ là giải pháp tức thời trước khi cắt gọt thực phẩm. Sử dụng lâu bền chỉ có thể là cục mài dao chuyên dụng.
Dụng cụ mài dao nhà bếp này là vật dụng không thể thiếu với mọi nhà. Nếu như người thợ rèn dao bỏ tâm huyết ra để đem đến cho người sử dụng những con dao sắc ngọt, thì người dùng lại thể hiện sự trân trọng tâm huyết đấy bằng cách giữ gìn con dao bền lâu hơn. Dùng đá để giữ dao sắc ngọt lâu hơn chính là lựa chọn.
CÁCH SỬ DỤNG:
Bất kỳ loại đá chà dao nào khi bạn mua đều có hướng dẫn sử dụng. Trước khi dùng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn đó, càng kỹ càng càng tốt. Chọn đúng loại đá mà mình cần, đá dầu hay đá nước tùy thuộc vào loại dao mình thường dùng hàng ngày.
Hầu hết các loại dao hiện nay đều được mài ở góc mài 20 độ. Do đó, bạn hãy đặt lưỡi dao lên bề mặt đá chếch một góc tương tự. Sao cho bề mặt lưỡi dao tiếp xúc đều với mặt đá. Nâng nhẹ lưỡi dao lên 2.5cm là đủ góc nghiêng vừa yêu cầu.
Tiến hành ấn và di chuyển lưỡi dao bằng lực tác động từ ngón tay lên con dao. Cứ tiến lùi như vậy một lúc cho đến khi dao sắc. Kiểm tra dao và xác định có nên thực hiện tiếp hay không.
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN:
Với loại đã dầu: Cứ theo chu kỳ, bạn cần sử dụng bàn chải để chà bề mặt đá, sau đó ngâm trong dầu. Còn với đá nước, bạn nên rửa với nước sau mỗi lần chà dao để loại bỏ cặn bẩn. Quấn đá vào trong vải khô và cất giữ bảo quản. Nên để ý:
- Tuyệt đối không được làm rơi, hoặc tác động lực mạnh lên đá vì có thể làm vỡ đá.
- Khi không sử dụng, làm sạch đá và cất ở những nơi cố định, khô ráo, không ẩm ướt và tiếp xúc với nước.
- Nên sử dụng đúng mặt của đá là mặt mịn hay mặt nhám để tránh làm hỏng đá và hỏng dao.
QUY CÁCH – XUẤT XỨ:
- Quy cách đóng gói: cục
- Xuất xứ: Đài Loan
Chưa có đánh giá nào.